Việc chọn quạt hút công nghiệp phù hợp luôn là một bài toán khó cho các nhà đầu tư bởi vì mọi người cần tối ưu chi phí nhưng lại không biết nên sử dụng loại nào mà chúng vẫn có thể mang lại hiệu suất hoạt động cao. Bài viết này sẽ đem đến những thông tin hữu ích để mọi người có thể nhanh chóng chọn được loại quạt hút ưng ý đáp ứng nhu cầu và mang lại hiệu quả cao nhất.
Phân loại quạt hút công nghiệp
Quạt hút công nghiệp là thiết bị quạt công nghiệp công suất lớn được thiết kế chuyên dùng để hút, có thể là hút bụi, hút khói, khí thải, hút khói,… Có nhiều dòng quạt hút khác nhau nên đối với mỗi một khái niệm, quạt hút công nghiệp lại được phân loại theo một cách khác nhau. Điều này sẽ khiến người dùng có một cái nhìn đa chiều về sản phẩm và dễ dàng chọn quạt công nghiệp phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình.
Theo nguyên lý hoạt động
Dựa theo nguyên lý hoạt động, quạt thông gió sẽ được phân chia thành 2 loại: quạt ly tâm và quạt hướng trục.
- Quạt hút ly tâm công nghiệp: Quạt được thiết kế hình xoắn ốc, hoạt động theo nguyên lý ly tâm nên thường có công suất lớn, hoạt động mạnh mẽ và bền bỉ ở mọi môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao, nhiều khói bụi, bụi mịn… Quạt ly tâm được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như thông gió, hút bụi, lọc bụi, hút khói, hút khí độc khí thải, hút hóa chất,…
- Quạt hút hướng trục: đây là một loại quạt được thiết kế đơn giản với 2 đầu hút thổi song song với trục chính, thường có dạng vuông hoặc tròn. Quạt hướng trục hoạt động cũng mạnh mẽ, ổn định, bền bỉ trong nhiều môi trường khắc nghiệt. Thiết bị thường được sử dụng để thông gió nhà xưởng, chuồng trại, nhà kính, hút khói, hút bụi, hút mùi,…
Theo vị trí lắp đặt quạt hút
Dựa theo vị trí lắp đặt quạt hút công nghiệp sẽ có loại dùng để gắn tường và loại để gắn trần.
- Quạt gắn tường: Là loại quạt hút có thể gắn tường, thường là quạt hướng trục vuông hoặc tròn. Chúng được sử dụng để hút mùi và lưu thông không khí, công suất nằm ở mức nhỏ hoặc vừa.
- Quạt gắn trần: Đây là loại quạt hút hiện đại, được thiết kế với kích thước tiêu chuẩn để có thể lắp âm trần. Chúng thường được dùng để làm mát từ từ các vùng không gian rộng như nhà máy, sảnh khách sạn, văn phòng, hoặc thông gió nhà vệ sinh